Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở hoạt động trồng trọt, có sơ chế, chế biến được thực hiện tại cơ sở trồng trọt
In
Thông tin chung
Cơ quan thực hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thược vật tỉnh Kon Tum
Cách thực hiện - Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua dịch vụ bưu chính
- Kiểm tra tại cơ sở.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Thời gian giải quyết 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Phí, Lệ phí Phí thẩm định:
- Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đồng/cơ sở.
- Đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm (50% phí thẩm định cấp giấy chứng nhận): 350.000 đồng/cơ sở.
Kết quả Giấy chứng nhận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục
Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất trồng trọt, co sơ chế, chế biến, bảo quản, tại cơ sở (rau, củ, quả, và các sản phẩm từ rau, củ, quả; ngũ cốc) nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum.

- Địa chỉ: 268 Phan Đình Phùng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Thời gian: vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần

Bước 2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, bộ phận tiếp nhận phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận và ghi giấy hẹn trả kết quả, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Bước 3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị mình thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại).

Bước 4. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu đủ điều kiện). Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận trực tiếp kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Thời gian: vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất trồng trọt, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (theo mẫu);

- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất trồng trọt, có hoạt động sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất kinh doanh);

- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất trồng trọt, có hoạt động sơ chế, chế biến kinh doanh thực phẩm tại cơ sở đã được cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất kinh doanh).

b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Yêu cầu, điều kiện

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, ngày 25/4/2012 của Chính phủ;

- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2013 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương;

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính

Mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục